Vấn đề mua bán nhà đất luôn luôn là trọng điểm được nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang thắc mắc trong thời điểm hiện nay thì việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có hiệu lực không thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé! Hi vọng bài viết sẽ đem lại những điều bổ ích cho bạn đọc. Mời các bạn cùng dõi theo!
Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay là thế nào?
Thuật ngữ này không được pháp luật giải thích rõ ràng nhưng theo cách hiểu phổ biến thì đây là loại hợp đồng không được công chứng, chứng thực. Trong thời điểm trước đây, các hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay đem lại nhiều lợi ích cho hai bên mua và bán. Tuy nhiên hai bên mua bán cũng gặp không ít rủi ro về pháp lí, nếu có lừa đảo hay tranh chấp sẽ không được cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết và xử lí https://alonhatro.com/.
Năm 2020 hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay còn hiệu lực không?
Từ ngày 01/7/2014 đến nay người dân không được chuyển nhượng nhà đất bằng giấy viết tay mà phải lập hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực, nếu không sẽ không có hiệu lực (không đủ điều kiện sang tên). Có 02 trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay mà không phải công chứng hoặc chứng thực.
2 trường hợp được nhà nước công nhận hợp đồng mua bán bằng tay
– Trường hợp 1: Theo quy định trước đây, các hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay sẽ không được công nhận. Khi Bộ luật dân sự 2015 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 đã thừa nhận giá trị pháp lí của giấy tờ viết tay khi mua bán nhà (được quy định tại Điều 129).
Tuy nhiên hai bên mua và bán phải thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ mà các bên yêu cầu, sau đó Toà án mới ra quyết định công nhận hiệu lực của cuộc giao dịch đó.
– Trường hợp 2: Khi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có hợp đồng hay văn bản chuyển quyền sử dụng đất thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây:
+ Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng quyền sử dụng đất trước (quy định vào 01/01/2008)
+ Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định 01/2017/NĐ-CP (01/01/2008 đến trước 01/07/2014)
+ Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01/07/2014.
Trên đây là hai trường hợp được Nhà nước công nhận hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay. Bạn hãy đọc kĩ xem mình có thuộc 1 trong 2 trường hợp trên hay không nhé!
Một số giải pháp tạm thời nếu có mua bán nhà đất bằng giấy viết tay
– Người mua phải kiểm tra giấy tờ và các thông tin để biết được nhà, đất mình định mua có đủ điều kiện cấp sổ đỏ hay không.
– Hợp đồng mua bán cần được soạn chi tiết, cẩn thận và rõ ràng nhất có thể, đặc biệt là các điều khoản về thanh toán.
– Cần có biên bản giao nhận tiền và giấy tờ cụ thể để thể hiện bên bán đã nhận đủ tiền và tự nguyện giao giấy tờ cho bên mua.
– Bên mua phải giữ toàn bộ bản gốc giấy tờ liên quan đến nhà, đất (bao gồm cả sổ đỏ gốc nếu có) và nên có thêm bản sao các giấy tờ về nhân thân của bên bán (chứng minh nhân dân,…).
Trên đây là một số chia sẻ đã được chọn lọc, hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề mua bán nhà đất bằng giấy viết tay. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!
Có thể bạn quan tâm:
>>> Tất tần tật những điều cần biết về trần thạch cao chìm
>>> Khoác áo mới cho phòng ngủ với các mẫu trần thạch cao độc đáo
Comment here